Search the Site

Donate

First Corinthians’ Love Passage (Vietnamese)

Trong 1 Cô-rinh-tô 13 Phao-lô mô tả tình yêu bắt đầu khi ta xem nhu cầu của người khác quan trọng hơn nhu cầu của chính mình.


Ancient Corinth
Ancient Corinth

Tình Yêu Thương (1 Cô-rinh-tô 13)

Tác giả: Gordon Fee

Dịch sang tiếng Việt: Bùi Kim Thanh, Hội Thần Học Thánh Kinh Việt Nam

 

Phân đoạn 1 Cô-rinh-tô 13 trong thư Phao-lô gửi cho tín đồ ở Cô-rinh-tô được nhiều người biết đến và ưa thích, nhưng phân đoạn kinh thánh này có lẽ lại là một trong những phân đoạn kinh thánh thường bị nhiều người hiểu lầm hoặc áp dụng sai lầm.  1 Cô-rinh-tô 13 thường được in trong các thiệp chúc mừng hoặc được đọc lên trong lễ cưới; phân đoạn “Tình Yêu Thương” nầy đã trở nên gắn liền với tình yêu cao quý và chân thành giữa một người đàn ông và một người phụ nữ. Mô tả về tình yêu thương theo cách này làm rung động con tim của đôi lứa và do đó dẫn họ đến sự cam kết trọn đời. Nhưng bạn có biết rằng Phao-lô có lẽ chưa từng lưu tâm đến một lễ cưới hay lời hứa nguyện trong lễ hôn nhân khi ông viết những câu kinh thánh này? Muốn hiểu ý nghĩa mà Phao-lô muốn nói trong phân đoạn nầy chúng ta phải hiểu ý nghĩa của từ “agape” trong tiếng Hy Lạp (ἀγάπη) mà Phao-lô dùng, và chúng ta cũng phải nhận thức được bối cảnh “tình yêu thương” được thể hiện. Điều quan trọng là chúng ta phải biết sứ đồ Phao-lô hiểu từ ngữ “tình yêu thương” trong 1 Cô-rinh-tô 13 như thế nào để có thể nhận thức được giá trị sâu sắc chủ yếu của đoạn kinh thánh này.

Phao-lô định nghĩa tình yêu như thế nào?

Một lý do rất quan trọng khiến cho người đọc hiểu phân đoạn kinh thánh một cách sai lầm là ý nghĩa của từ “yêu” trong tiếng Anh cũng như Việt. Từ “yêu” có thể dùng như một động từ (tôi yêu bạn rất nhiều) hay như một danh từ trừu tượng (tình yêu rất khó hiểu). Là một danh từ, từ ngữ “tình yêu” là một khái niệm trừu tượng bao gồm một loạt các cảm xúc từ những suy nghĩ ấm áp của sự quý mến cho đến những đam mê của ham muốn tình dục. Là một động từ, nó không có sự phân biệt được giữa yêu bánh mì, yêu vật nuôi trong nhà, hoặc yêu Chúa. Đối với Phao-lô, tình yêu (agape) có một ý nghĩa duy nhất, được định nghĩa là “đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của bản thân mình.” Đây là trọng tâm của kinh nghiệm đời sống Cơ Đốc; nó định hình sự hiểu biết của người Cơ Đốc nhân về bản chất của Đức Chúa Trời, và đó là biểu hiện chính mà một người Cơ Đốc sẽ phải sử dụng khi liên hệ sinh hoạt với tín đồ khác cũng như với mọi người trong thế giới này.

Khi mô tả về tình yêu, Phao-lô khẳng định rõ ràng “tình yêu” là việc đáp ứng nhu cầu của người khác. Các ân tứ của Thánh Linh thực hữu ích khi chúng được dùng cho cộng đồng, nhưng trở thành vô nghĩa khi được dùng cho vinh quang cá nhân hoặc tham vọng ích kỷ. Phao-lô bắt đầu mô tả về tính cách của tình yêu khi ông đề cập đến hai thuộc tính tích cực: “kiên nhẫn” và “lòng tốt.” Phao-lô nối tiếp bằng cách tương phản “tình yêu” với các thuộc tính tiêu cực; ông lập luận rằng “tình yêu” không phải là “ghen tị, khoe mình, lên mình kiêu ngạo hay thô lỗ. Nó không nài ép theo cách riêng của nó; nó không cáu kỉnh hay phẫn nộ” (1 Cô-rinh-tô 13:4–5). Cuối cùng, Phao-lô tuyên bố xác thực rằng tình yêu thương “vui trong lẽ thật. Nó dung-thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín-chịu mọi sự”(1 Cô-rinh-tô 13:6–7). Phao-lô nói rõ rằng tình yêu được thể hiện khi nhu cầu của một người khác được xem quan trọng hơn nhu cầu của bản thân.

Trong đoạn mở đầu của 1 Cô-rinh-tô 13:1–3, Phao-lô nhấn mạnh sự cần thiết của tình yêu, kế tiếp trong 1 Cô-rinh-tô 13:4–7, ông mô tả về đặc tính của tình yêu. Sau cùng, Phao-lô kết thúc với sự vĩnh cửu của tình yêu và thiết lập “agape love” như một dấu ấn của một Cơ đốc giáo chân chính, ông khẳng định: “đều trọng hơn trong ba đều đó là tình yêu thương” (1 Cô-rinh-tô 13:13). Tiếp theo, 1 Cô-rinh-tô 14:1, Phao-lô thách thức tín đồ Cô-rinh-tô theo đuổi tình yêu thương, đặc nhu cầu của người khác trên nhu cầu của bản thân.

Phao-lô nói gì về ứng dụng thực tế của tình yêu?

Hôn nhân là một bối cảnh tốt để thực tập theo đuổi nhu cầu của người khác trước khi lo đến nhu cầu của bản thân.  Tuy nhiên, điều này không phải là điểm trọng yếu nhất trong sự suy nghĩ của Phao-lô. Đối với Phao-lô, việc áp dụng “tình yêu” xảy ra trong sự tiếp xúc hàng ngày giữa những tín đồ Cô-rinh-tô trong các buổi nhóm lại và trong các mối quan hệ của họ với những người ngoại (mà ông đề cập trước đó trong thư). Việc áp dụng “tình yêu” xác định đặc tính của chính Đức Chúa Trời; và việc áp dụng “tình yêu” định nghĩa tính hạnh của chúng ta. Vậy thì “tình yêu” truyền đạt mọi mối quan hệ mà một tín đồ Cơ Đốc có trong hội thánh, trong gia đình, tại nơi làm việc, nơi vui chơi. Phao-lô lặp lại tình yêu này trong Phi-líp 2:1–11, khi ông kêu gọi hội thánh không làm điều gì vì động lực ích kỷ mà thay vào đó là khiêm nhường coi người khác như tôn trọng hơn mình.

Trong 1 Cô-rinh-tô 13:1–13, Phao-lồ nói đến việc sử dụng ân tứ khi hội thánh nhóm lại. Phân đoạn nầy nằm giữa chương 12 và chương 14, là nơi Phao-lô đề cập đến “những ân tứ của Thánh Linh.” Sự thể hiện ân tứ hoặc tài năng cá nhân đã tạo ra những xung đột giữa các tín đồ trong hội thánh Cô-rinh-tô, và các tín đồ Cô-rinh-tô bắt đầu cá nhân hóa sự thờ phượng và làm hư hỏng việc nhóm lại. Họ say mê với hiện tượng nói tiếng lạ, món quà của Thánh Linh “nói các thứ tiếng” (nói theo phương ngữ xa lạ đối với hội thánh).  Phao-lô thừa nhận sự hữu ích của các ân tứ trong những câu mở đầu về ân tứ nói tiếng lạ và nói lời tiên tri, và ông kết thúc bằng việc phân phát gia tài để giúp người nghèo khó; nhưng ông lưu ý họ rằng khi thực hiện những điều này mà không có tình yêu thương thì những điều này không có ý nghĩa. Phao lô hy vọng rằng hội thánh Cô-rinh-tô (đầy sự chia rẽ và xung đột) có thể thay đổi và là nơi tốt đẹp hơn nếu các tín đồ chọn con đường yêu thương.

  • Gordon Fee

    Gordon Fee is retired from teaching and resides in New York City. He is the author of several volumes including The First Epistle to the Corinthians (Eerdmans, 1987) and Paul’s Letter to the Philippians (Eerdmans, 1995) and coauthor of How to Read the Bible for All Its Worth (Zondervan, 2003).