Search the Site

Donate

The Second Creation (Vietnamese)

Câu chuyện thứ nhì về sáng tạo bắt đầu từ Sáng-thế ký 2:4, bao gồm sự miêu tả quen thuộc về việc trồng vườn Eden và sự hình thành của những con người đầu tiên.


Martiros Saryan
Martiros Saryan

Sáng Tạo Thứ Nhì

Tác giả: Martien A. Halvorson-Taylor

Dịch sang tiếng Việt: Bùi Kim Thanh, Hội Thần Học Thánh Kinh Việt Nam

 

Câu chuyện thứ nhì về sự sáng tạo có một số hình ảnh nổi tiếng trong Kinh Thánh Hê-bơ-rơ: Đức Chúa Trời trồng vườn Eden bình dị, và sau đó Ngài sáng tạo những người đầu tiên từ trái đất và từ một chiếc xương sườn. Câu chuyện này trình bày một bức tranh khác biệt về Đức Chúa Trời, mối quan hệ thiêng liêng giữa con người và nguồn gốc của xã hội loài người — khác với câu chuyện thứ nhất về sáng tạo có ý nghĩa truyền thống về sáng tạo, giống, và giới tính trong văn hóa hiện đại.

Trong câu chuyện thứ nhì về sáng tạo Đức Chúa Trời có một mối quan hệ xúc giác mật thiết với con người đầu tiên. Đức Chúa Trời làm nên con người từ “bụi đất” và hoạt hình nó bằng cách thở vào mũi của con người hơi thở của sự sống (Sáng-thế Ký 2:7). Trong cách miêu tả nhân học này, Đức Chúa Trời có hơi thở và được miêu tả giống như một thợ gốm với khả năng định hình. Đức Chúa Trời là người làm vườn bậc thầy, Ngài đặt con người đầu tiên ở Eden để cai quản vườn (Sáng-thế Ký 2:8, Sáng-thế Ký 2:15); nhưng Đức Chúa Trời lại lo lắng rằng con người đầu tiên chỉ có một mình, cho nên Ngài tạo ra động vật, và trong một khoảnh khắc tò mò Ngài “đưa đến trước mặt con người để xem con người đặt tên chúng là gì” (Sáng-thế Ký 2:18-19).

Có phải chúng ta bắt đầu lại từ đầu?

Trong suốt lịch sử, các độc giả đã nhận ra rằng hai câu chuyện về sáng tạo có những chi tiết khác nhau khiến hai câu chuyện này không thể được xem như là một câu chuyện kết nối liên tục với nhau. Cả hai đều bắt đầu từ cùng một điểm: khi Đức Chúa Trời bắt đầu sáng tạo. Sau đó, hai câu chuyện này được trình bày theo thứ tự sáng tạo.  Trong câu chuyện thứ nhất về sáng tạo các động vật được tạo ra và sau đó toàn bộ nhân loại, giống đực và cái (Sáng-thế Ký 1:27); trong khi đó câu chuyện thứ nhì về sáng tạo ghi lại rằng con người đầu tiên được tạo ra, tiếp theo là động vật, và sau đó là một người nữ.

Điểm đáng chú ý là bối cảnh của câu chuyện thứ nhất về sáng tạo miêu tả sự hỗn loạn của nước (Sáng-thế Ký 1:2), trong khi đó câu chuyện thứ hai về sáng tạo miêu tả một trái đất khô cằn, vì vậy cho nên Yahweh tưới nước và vun xới, và trồng một cái vườn đầu tiên.  Câu chuyện sáng tạo thứ nhất tập trung vào nguyên gốc của những ngày trong tuần và lên đến đỉnh điểm vào ngày nghỉ. Câu chuyện sáng tạo thứ nhì miêu tả một loạt các nguyên gốc khác về nguồn gốc của xã hội loài người, hôn nhân, nông nghiệp, trang phục — những điều đã tạo ra một thế giới mà chúng ta nhận ra được.

Hơn nữa, các từ vựng khác nhau giúp chúng ta phân biệt hai câu chuyện khác nhau (ví dụ, “làm nên” và “nắn nên” trong Sáng-thế Ký 2, thay vì “sáng tạo” trong Sáng-thế Ký 1; thánh danh của Chúa khác nhau “Giê-hô-va Đức Chúa Trời” trong Sáng-thế Ký 2 thay vì “Đức Chúa Trời” trong Sáng-thế Ký 1). Câu chuyện sáng tạo thứ nhất phản ánh những huyền thoại và thực tế cổ xưa của Babylon, là nơi mà lũ lụt hàng năm vào mùa xuân giống như sự hỗn loạn của nước được miêu tả trong Sáng-thế Ký 1. Câu chuyện sáng tạo thứ nhất nhấn mạnh ngày Sa-bát, phù hợp với tầm quan trọng ngày Sa-bát được thực hành trong thời kỳ lưu vong ở Babylon. Câu chuyện sáng tạo thứ hai phù hợp với hoàn cảnh đất đai khô cằn mà tác giả ở Y-sơ-ra-ên trải nghiệm. Mỗi câu chuyện cho chúng ta các thông tin khác nhau dựa trên bối cảnh và mối quan tâm của tác giả.

Việc cài đặt câu chuyện thứ hai về sáng tạo tiếp theo thứ tự với câu chuyện thứ nhất cho chúng ta thấy nghệ thuật kể chuyện rất tinh tế của người sắp xếp câu chuyện, ngay cả trong khi việc đọc hiểu hai câu chuyện sáng tạo này theo một thứ tự diễn biến nhất định không có thể có được. Như các Ra-bi Do Thái đã nhận ra, các biến thể của hai câu chuyện cho thấy một điểm thuận lợi khác: câu chuyện thứ hai về sáng tạo nói từ góc độ con người, thay vì vũ trụ trong “cái nhìn của Chúa” trong Sáng-thế Ký 1.  Sự biến thể này cũng cho người đọc thấy các quan điểm khác nhau về kinh nghiệm của con người về mối quan hệ giữa con người, trái đất, và Chúa.

Có phải người nữ được tạo ra trong vai vế cấp phó thấp hơn người nam?

Trong khi loài người cùng một lúc được tạo ra trong câu chuyện sáng tạo đầu tiên, nam và nữ (Sáng-thế Ký 1:27), thì người phụ nữ được tạo ra sau người nam trong câu chuyện về sáng tạo thứ nhì. Nhưng nội dung và ý nghĩa của thứ tự này trong câu chuyện sáng tạo vẫn đang được tranh cãi sôi nổi.

Thứ nhì hay thứ cấp? Việc người phụ nữ được hình thành sau người nam không tự nó biểu thị rằng người nữ có giá trị thấp hơn người nam.  Xét cho cùng, trong câu chuyện thứ nhất về sáng tạo, loài người được tạo ra sau cùng trong các việc sáng tạo của Đức Chúa Trời, và sự sáng tạo muộn của nó đã đánh dấu nó là sự kiện đặc biệt, áp chót trước ngày Sa-bát. Trong bối cảnh của câu chuyện sáng tạo thứ hai, người phụ nữ là một câu trả lời cho một vấn đề: Đức Chúa Trời thầm nghĩ, “người đàn ông ở một mình thì không tốt” (Sáng-thế Ký 2:18), và sau đó Ngài tạo ra động vật; nhưng khi những con vật to lớn và đa dạng đó vẫn không đáp ứng được nhu cầu cần “một người trợ giúp thích hợp cho người đàn ông” (Sáng-thế Ký 2:20), Đức Chúa Trời tạo ra người nữ. Sự xuất hiện của người nữ không phải là một sự kiện kém phần quan trọng hơn sự xuất hiện của người nam cho nên nó khiến người đàn ông vui mừng: “Bây giờ có người nầy, là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!” (Sáng thế Ký 2:23).

Người nữ được làm ra từ người nam? Liên quan đến vấn đề này là một sự mơ hồ phức tạp hơn về giới tính của người đầu tiên, là người được gọi bằng danh từ chung tiếng Hê-bơ-rơ cho “con người,” ‘adam, một danh từ chung chỉ tất cả mọi người, trái ngược với danh từ riêng của người đàn ông, ‘ish, mà chúng ta sẽ đọc thấy sau đó. Nhưng nó cũng đã gợi ý, đối với những người giải kinh rabbinic xưa và hiện đại, rằng người đầu tiên không phân biệt giới tính, hoặc nửa nam nửa nữ, hoặc nam và nữ. Chỉ sau khi người phụ nữ được tạo ra thì sự kiện này mới làm sáng tỏ giới tính của người được sáng tạo đầu tiên: rằng đây thực sự rõ ràng là người nam là người được sáng tạo đầu tiên.  Điều này nằm trong câu nói đầu tiên của người đàn ông: “ . . . người này sẽ được gọi là “Người nữ” [‘ishah], vì người này đã được lấy ra từ người đàn ông [‘ ish] (Sáng-thế Ký 2:23).

Người đối tác? Có một cách khác để hiểu mối quan hệ giữa những người được tạo ra đầu tiên: người đầu tiên được mô tả là không có “người trợ giúp như một đối tác của mình” (Sáng-thế Ký 2:18). Sự sáng tạo của người nữ là đối tác của sự sáng tạo của người nam.  Hai sự sáng tạo này bổ sung cho nhau; mặc dù sau này các cấu trúc tôn giáo, pháp lý và xã hội đã không xem họ cùng địa vị bình đẳng.

Câu chuyện sáng tạo thứ nhì đã từ lâu nắm giữ quan điểm thần học của các nhà giải kinh cổ xưa cũng như hiện đại không chỉ về sáng tạo, mà còn về giới tính, giống, và quan hệ con người. Tất cả những điều đó làm cho việc giải thích những quan điểm truyền thống này đặc biệt có ý nghĩa không chỉ đối với Do Thái và Cơ Đốc giáo mà còn trong văn hóa rộng lớn hơn.

  • Martien A. Halvorson-Taylor

    Martien A. Halvorson-Taylor is an associate professor and an award-winning teacher at the University of Virginia. She is the author of Enduring Exile: The Metaphorization of Exile in the Hebrew Bible (Brill, 2011) and is currently working on a book on the Song of Songs.