Search the Site

Donate

The Meaning of Miracle Stories in the Bible (Vietnamese)

Tình yêu bảo bọc và lòng trắc ẩn của Đức Chúa Trời là trung tâm điểm của tất cả những câu chuyện phép lạ tìm thấy trong Kinh Thánh.


Duccio di Buoninsegna
Duccio

Ý Nghĩa Của Những Câu Chuyện Phép Lạ Trong Kinh Thánh

Tác giả: Wendy Cotter

Dịch sang tiếng Việt: Bùi Kim Thanh, Hội Thần Học Thánh Kinh Việt Nam

 

Tình yêu bảo bọc và lòng thương xót của Đức Chúa Trời là trung tâm điểm của tất cả những câu chuyện phép lạ tìm thấy trong Kinh Thánh. Những tình huống khó khăn gian nguy hoặc cái chết, đau khổ hoặc áp bức lại trở thành những cơ hội để phát huy. Tạ ơn quyền năng của Chúa thể hiện vì thương xót để cứu vớt.

 

Trong Kinh Thánh Hê-bơ-rơ cổ đại, đôi khi phép lạ được các nhà tiên tri sử dụng trong các cuộc thi đấu đọ sức mạnh của Đức Chúa Trời với các người lãnh đạo ngoại giáo tự hào về thần tượng của họ. Vì vậy, phép lạ kỳ diệu của Đức Chúa Trời của Mô-se vượt qua các tiểu xảo của các pháp sư Pha-rao, và Ê-li kêu xin Chúa cho lữa từ thiên đàng vượt xa người Phi-li-tin, trước sự im lặng của thần Ba-an là chúa của họ. Những biểu hiện của sức mạnh tối cao của Chúa trên tất cả thiên nhiên là nhằm gây ấn tượng với mọi người về vị chúa mà họ có thể tin tưởng được.

Những phép lạ khác cho thấy Đức Chúa Trời là một chiến binh bảo vệ chống lại những kẻ bắt nạt và những bạo chúa.  Đức Chúa Trời giải cứu người Do Thái bất lực trốn thoát khỏi quân đội của Pha-rao bằng cách giữ nước của Biển Đỏ cho đến khi người dân có thể vượt qua phía bên kia bờ trước khi Ngài cho nước bao phủ lại và nhấn chìm người Ai Cập đang theo đuổi dân sự. Phép lạ của Chúa cũng mang tính chất cá nhân, như đã thấy trong câu chuyện về Tô-bít, người đàn ông thánh thiện bị mù đã được phục hồi khi Chúa gửi thiên sứ Ra-pha-ên đến để dạy cho Tô-bi-a, người con trai của Tô-bít, cách pha trộn và thoa thuốc để phục hồi mắt của Tô-bít một cách kỳ diệu. Câu chuyện này nói lên sự quan tâm của Đức Chúa Trời cho các cá nhân, và cho thấy rằng những người được Chúa ban quyền năng có thể là sứ giả thánh.

Trong Tân Ước, những câu chuyện phép lạ của Chúa Giê-su có thể được đọc để phản ánh lòng thương xót và nhân từ của Chúa. Các sách Tin Lành nói rõ lý do Chúa Giê-su có thể làm phép lạ vì Ngài là Con của Đức Chúa Trời, được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Chúa Giê-su khác với các anh hùng và tiên tri của Kinh Thánh Hê-bơ-rơ, vì không giống như họ, Ngài không cầu nguyện cho phép lạ xảy ra mà là chính Ngài có quyền năng để chữa lành cho người đau yếu, xua đuổi tà ma, và quyền năng nhất là làm người chết sống lại. Sự mặc khải về Chúa Giê-su có thẩm quyền trên thiên nhiên được nhìn thấy trong phép lạ của Ngài làm cơn bão im lặng, gió và biển nhận ra Chúa Giê-su và vâng lời Ngài ngay lập tức. Chúa Giê-su sử dụng quyền năng này để trấn an các môn đệ của mình, vì họ lo sợ sẽ bị chết đuối.

Trong tất cả các phép lạ của Chúa Giê-su được mô tả trong các sách Tin Lành, mọi người từ mọi địa vị trong xã hội đều đến với Ngài để thỉnh nguyện cầu, và Chúa Giê-su đối xử với họ bằng sự tôn trọng và hiểu biết.  Các tác giả Tân Ước dùng những câu chuyện này để dạy cho độc giả của họ: rằng ngay cả khi Cơ đốc nhân không thể thực hiện phép lạ, người Cơ-đốc có thể tiếp cận và thể hiện lòng thương xót và nhân từ, như Chúa Giê-su đã làm, cho người khác.

  • Wendy Cotter

    Wendy Cotter, CSJ, is a Sister of St. Joseph and a full professor of New Testament at Loyola University, Chicago. Her special areas of research include the Gospel of Mark, Q studies and, pregospel traditions—in particular, miracle stories.