Search the Site

Donate

2 Peter (Vietnamese)

Mặc dù có nghi vấn về quyền tác giả và ngày tháng, 2 Phi-e-rơ là một bằng chứng quan trọng của các khái niệm về thẩm quyền và truyền thống sứ đồ trong hội thánh Cơ đốc đầu tiên.


Jusepe de Ribera

2 Phi-e-rơ

Tác giả: Jeremy F. Hultin

Dịch sang tiếng Việt: Bùi Kim Thanh, Hội Thần Học Thánh Kinh Việt Nam.

Phi-e-rơ là môn đồ trưởng của Giê-su, vai trò nổi bật này của ông đã khiến nhiều tác giả Cơ đốc vào thế kỷ thứ hai đã “mượn” tên ông làm tác giả cho những tác phẩm của họ. Mặc dù có những nghi ngờ về tính xác thực và sự liên hệ của 2 Phi-e-rơ với “Ngày Tận Thế” (cũng mang tên tác giả Phi-e-rơ), một văn bản rất phổ biến thời bấy giờ. Nhưng 2 Phi-e-rơ cuối cùng cũng đạt được một vị trí trong Tân Ước. Trên thực tế, chúng ta không biết rõ về 2 Phi-e-rơ cho đến đầu thế kỷ thứ ba sau C.N., và sự nghi ngờ về tính xác thực của nó kéo dài trong nhiều thế kỷ sau đó. Các tín nhân Cơ-đốc cổ đại đã có một thái độ lạnh nhạt dành cho 2 Phi-e-rơ; điều này có thể là một trong những lý do khiến các học giả hiện đại xem 2 Phi-e-rơ là bản kinh văn mới nhất trong tất cả các bản kinh văn Tân Ước, là một bản văn có thể đã được chấp bút bởi một người khác chứ không phải Phi-e-rơ là tác giả. Thật khó xác định được 2 Phi-e-rơ được viết vào năm nào trong khoảng cuối thế kỷ thứ nhất hoặc thậm chí vào thế kỷ thứ hai, một thời gian rất lâu sau khi Phi-e-rơ đã qua đời.

Bất chấp những trở ngại này, 2 Phi-e-rơ là một bằng chứng quan trọng cho chúng ta biết về các khái niệm về thẩm quyền và truyền thống sứ đồ của hội thánh Cơ đốc đầu tiên. Về phương diện văn chương, 2 Phi-e-rơ cũng sử dụng ngôn ngữ của triết học và tôn giáo Hy Lạp trong nỗ lực bảo vệ các yếu tố cốt lõi của niềm tin Cơ đốc.

Mặc dù chỉ là bút danh, cá tính của sứ đồ Phi-e-rơ trong 2 Phi-e-rơ rất nổi bật. Nhận thức được cái chết sắp đến của mình, “Phi-e-rơ” viết “lá thư thứ hai” của mình vì ông muốn đưa ra những lời giáo huấn cuối cùng cho các tín đồ để họ nhớ đến truyền thống giáo huấn của sứ đồ (2 Phi-e-rơ 3:1–2).  Cảnh báo về các thầy thông giáo giả, tác giả sử dụng ngôn ngữ rút ra từ một lá thư Tân Ước ngắn gọn khác, thư tín Giu-đe, để cáo buộc các thầy giáo giả. Thật khó xác định được những đối tượng của 2 Phi-e-rơ là ai. Điều rõ ràng là đáng chú ý nhất trong 2 Phi-e-rơ là việc tác giả giải quyết những nghi ngờ về việc trở lại của Chúa Giê-su để bắt đầu cuộc kết thúc thảm khốc của thế giới.

Trước tiên, tác giả phải nghỉ đến sự chậm trễ của việc Đấng Christ tái lâm. Đối với câu hỏi giễu cợt của những kẻ chế giễu, “Những lời hứa về sự xuất hiện của ông ấy ở đâu?”  (2 Phi-e-rơ 3:3–4), 2 Phi-e-rơ lưu ý độc giả về khái niệm thời gian của Chúa (Thi-thiên 90:4) và khẳng định rằng sự chậm trễ của Chúa thực sự là một kiên nhẫn chờ đợi và hy vọng tội nhân sẽ ăn năn trước khi Chúa trở lại (2 Phi-e-rơ 3:8–9).

Sau đó, 2 Phi-e-rơ phải giải quyết sự hoài nghi rằng thế giới này sẽ bị hủy diệt. Một số triết gia tin rằng thế giới không thể bị phá hủy được, và những đối thủ này của 2 Phi-e-rơ cho rằng “tất cả mọi tạo vật vẫn tiếp tục như vậy như đã được sáng tạo ban đầu!”(2 Phi-e-rơ 3:4). Đáp lại quan niệm này, 2 Phi-e-rơ chỉ ra rằng Chúa đã hủy diệt thế giới một lần trong trận lụt lớn (Sáng-thế Ký 6) và chỉ có sự duy trì liên tục của lời Chúa mới giữ thế giới lại với nhau được. Hơn nữa, ngôn ngữ bốc cháy và sự thảm khốc của ngày Chúa phán xét được 2 Phi-e-rơ miêu tả lại trong ngôn ngữ thuộc triết học Stoics dễ được người đọc chấp nhận hơn, người đã dạy về một sự hỗn loạn vũ trụ trong đó các yếu tố đã hóa thành lửa (2 Phi-e-rơ 3:10–12). Những nhà biện giáo Cơ đốc khác trong thế kỷ thứ hai cũng đã đưa ra những lời giáo huấn Stoic tương tự nhằm mục đích làm giảm mức độ căng thẳng của ngôn ngữ Cơ đốc về sự phán xét sau cùng.

  • Jeremy F. Hultin

    Jeremy F. Hultin is lecturer of New Testament at Murdoch University (Perth, Australia). He is author of The Ethics of Obscene Speech in Early Christianity and Its Environment (Brill 2008).