Search the Site

Donate

Kingdom of God, Kingdom of Heaven (Vietnamese)

Vương Quốc của Đức Chúa Trời và Vương Quốc Thiên Đàng là những thuật ngữ đề cập đến quyền tể trị của Đức Chúa Trời trên mọi sáng tạo.


hagia-sophia-deesis

“VƯƠNG QUỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI, VƯƠNG QUỐC THIÊN ĐƯỜNG”

Tác giả: Jonathan T. Pennington

Dịch sang tiếng Việt: Bùi Thị Kim Thanh, Hội Thần Học Thánh Kinh Việt Nam

 

Trong nền văn minh phương Tây ngày nay, ý tưởng bị vua hoặc hoàng hậu cai trị thì được đánh giá tốt nhất là không thực tế, hoặc tệ nhất là chuyên chế độc tài. Tuy nhiên, vương quốc của Đức Chúa Trời là một trong những chủ đề phổ biến nhất trong Kinh Thánh. Điều giáo huấn rằng Đức Chúa Trời là vị vua trên mọi tạo vật kết hợp Kinh Thánh Hê-bơ-rơ và Tân Ước vào một điệp khúc hợp nhất. Trong Kinh Thánh Hê-bơ-rơ, Đức Chúa Trời thường được mô tả là vua của toàn thế giới (Thi Thiên 22: 8; I Sử-ký 29:11), và đặc biệt là vua của dân Y-sơ-ra-ên (Xuất Ê-díp-tô Ký 19:6; Thi Thiên 114:2). Người Do Thái mong chờ thời điểm khi một hậu duệ của vị vua vĩ đại của họ, Đa-vít, sẽ tái lập vị trí của Do Thái trên thế giới (2 Sa-mu-ên 7:12–13). Trong Tân Ước, các sách phúc âm nói rõ rằng điều quan trọng trong sự dạy dổ của Giê-su là vương quốc của Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 4:17, 4:23, Mác 1:15, Lu-ca 4:43) và Giê-su là “Con Trai của Đa-vít,” và do đó Ngài là vua (Ma-thi-ơ 1:1, 9:27, 21:9; xem 2 Sa-mu-ên 7:12–13).

Ý tưởng về vương quốc của Đức Chúa Trời có liên quan gì đến cuộc sống và xã hội trong thế giới hiện đại?

Trong nền văn minh hiện đại, đa số chúng ta không trải nghiệm với các vị vua và hoàng hậu ngoại trừ chức năng biểu tượng tước vị hoàng tộc của họ. Ở một số ít các quốc gia nơi mà gia đình hoàng gia còn thực thi quyền lực vua chúa, sự bất bình đẳng lớn về tài sãn và cơ hội tiến thân và sự áp bức trên nhiều tầng cấp trong xã hội là hậu quả của thể chế vua chúa. Ngay cả trong các xã hội dân chủ ngày nay, bất kỳ nhà lãnh đạo nào muốn thực thi quyền lực lớn cũng bị mất tín nhiệm. Do đó, khái niệm Đức Chúa Trời cai trị với tư cách là vua của mọi sáng tạo thường chỉ được hiểu theo cách trừu tượng, thuộc về tâm linh có ảnh hưởng không đáng kể trên cuộc sống hiện đại.

Tuy nhiên, vương quốc của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh không phải là một ý tưởng trừu tượng, không là một thể chế áp bức dân chúng, hoặc là không thích hợp. Thay vào đó, sứ điệp của vương quốc của Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời hứa sẽ mang lại sự tể trị đầy tự do và sự sống của Ngài trên khắp trời và đất. Đức Chúa Trời sẽ làm điều này xuyên qua Đấng Cứu Thế, là Đấng được xức dầu để cai trị với quyền lực tuyệt đối, không phải như là một quan chức được dân tuyển chọn. Tuy nhiên, mục đích của đấng cai trị này không phải là để đàn áp hay cũng cố quyền lực mà là làm đấng ban bố  phước lành và bình an, và thực thi công lý trên thế giới. Tân Ước dạy rằng người Cơ Đốc phải hiện thân hóa những sự chăm sóc thực tế của vương quốc cho người nghèo khổ và thiếu thốn (Ma-thi-ơ 25:35, Gia-cơ 1:27), tha thứ và hòa giải (Ma-thi-ơ 18:21–35, Ê-phê-sô 4:1–6), và mang lại sự sống và ánh sáng cho tất cả các quốc gia (Ma-thi-ơ 5:13–16). Dân sự của Chúa được kêu gọi ngay bây giờ để làm ví dụ cho vương quốc chưa đến, một thời gian và địa điểm không có sự phân biệt hay bất bình đẳng giữa các sắc tộc, giới tính hay địa vị trong xã hội (Ga-la-ti 3:28). Làm như vậy người Cơ Đốc sẽ phản ánh vương quốc vĩnh cửu của thiên đàng và tác động đến cuộc sống trên trái đất ngày nay.

Tại sao đôi khi Giê-su nói rằng vương quốc của Đức Chúa Trời đã có ở đây; và trong những lần khác lại nói rằng nó sẽ không đến cho đến khi Ngài trở lại lúc tận thế?

Qua nhiều dụ ngôn và giảng dạy, Giê-su mô tả vương quốc như hiện đang có trong thực tại. Vương quốc được cho là một hạt giống gieo trong lòng của người ta (Mác 4:3–20) và giống như một kho báu tuy được giấu trong cánh đồng nhưng có thể tìm thấy được, hoặc một viên ngọc lớn được mua trong chợ (Ma-thi-ơ 13:44–46).  Khi một tên trộm bị đóng đinh bên cạnh Giê-su yêu cầu Ngài nhận anh ta vào vương quốc của Ngài, Giê-su trả lời rằng vào ngày hôm đó anh ta sẽ vào nước thiên đàng (Lu-ca 23:42–43). Trực tiếp nhất, khi người ta hỏi Giê-su rằng khi nào vương quốc của Đức Chúa Trời sẽ đến, Ngài nói rằng vương quốc không phải là một hình thể nào đó mà người ta có thể trực tiếp nhìn thấy, để có thể nói rằng nó ở nơi này hay nơi kia, bởi vì “vương quốc của Đức Chúa Trời ở trong các ngươi” (Lu-ca 17:20–21).

Cùng một thể ấy, nhiều câu nói của Giê-su về vương quốc cho thấy rằng nó chưa hiện diện nhưng sẽ đến khi Đức Chúa Trời cuối cùng tái tạo lại thế giới. Theo Tân Ước, vương quốc sắp tới này trùng hợp với sự trở lại của Giê-su từ thiên đàng như là Con Người được tôn vinh. Giê-su nói về một sự phán xét trong tương lai khi những ai đã làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời sẽ vào vương quốc và sự sống đời đời (Ma-thi-ơ 7:21–23), khi Ngài sẽ lên ngôi vua cai trị để phân chia người tốt và người xấu như chiên và dê (Ma-thi-ơ 25:31–46). Trong Bài Cầu Nguyện Chung (Ma-thi-ơ 6:9–13) và trong bữa ăn tối cuối cùng (Mác 4:25) Giê-su dạy các môn đồ của mình trông chờ vào tương lai khi vương quốc cuối cùng sẽ đến.

Giải pháp cho sự có vẻ như là bất đồng nhất này là sự hiểu biết rằng vương quốc của Đức Chúa Trời không chủ yếu là một địa điểm vật chất mà là thực trạng cai trị và uy quyền của Đức Chúa Trời. Vương quốc của Đức Chúa Trời hiện diện và tồn tại mãi mãi bởi vì Ngài có quyền tể trị trên sự sáng tạo của chính mình. Ngoài ra, vào một thời gian và địa điểm khi Đức Chúa Trời sẽ hoàn toàn thiết lập sự tể trị của Ngài, tiêu diệt ma quỷ và mang lại công lý và hòa bình. Giê-su nói về cả hai thực tại này bởi vì sự tể trị của Đức Chúa Trời có thể được mô tả là “đã có và chưa đến,” hoặc “bây giờ và còn nhiều điều nữa sẽ đến.” Đồng thời, một bí ẩn trong tất cả những điều này là Giê-su dạy rằng không phải ai cũng có thể hiểu hoặc chấp nhận những lời dạy của Ngài về vương quốc (Mác 4:11; Ma-thi-ơ 19:11).

  • pennington-jonathan

    Jonathan T. Pennington (PhD, University of St. Andrews, Scotland) is Associate Professor of New Testament and Director of Research Doctoral Studies at Southern Seminary in Louisville, KY. He is the author of many works on the gospels including Heaven and Earth in Gospel of Matthew (Brill, 2007), Reading the Gospels Wisely (Baker Academic, 2012), and The Sermon on the Mount and Human Flourishing (Baker Academic, 2017).